Kinh nghiệm lái xe trong đường phố Hà Nội

Ở các thành phố lớn nhừ Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, mật độ giao thông luôn ở mức cao, điều này gây khó khăn rất nhiều cho người lái xe, nhất là những lái xe ngoại tỉnh lên thành phố hay những lái xe mới học bằng xong. Bài viết này sẽ giúp các lái xe có thêm một số kinh nghiệm khi điều khiển xe trên địa bàn thủ đô Hà Nội.

tinh trang tac duong xe trong ha noi

Trước khi lên xe nên có thói quen nhìn trước 4 bánh xe, để đề phòng lốp bị xịt và có chướng ngại vật gì không. Bắt đầu lăn bánh thì xi nhan trái nhìn cả 2 gương rồi từ từ di chuyển, ở các thành phố lớn đặc biệt là Hà Nội người dân thường không có thói quen nhường đường chính và đường phụ, vì vậy bạn cần nhìn tât cả các phía giữ nguyên tốc độ không đi nhanh đi chậm, không tăng hoặc giảm tốc độ đột ngột tránh trường hợp xi khác tông vào phía sau bạn.

Đi trong thành phố thì không nên nóng vội phải từ từ, rất có thế có phương tiện lao nhanh qua mũi xe bạn gây tai nạn, nhất là những chỗ như : ngã tư, vòng xuyến, những điểm dễ gậy xung đột….

Sử dụng còi khi cần thiết nhất là trong những hợp đi những ngõ nhỏ, góc khuất, để phòng có người qua. Nhưng tuyệt đối không nên lạm dụng còi những lúc phố đông người tránh gây ” ức chế ” cho mọi người cùng tham gia giao thông. Khi vào cua ở các góc phố hoặc quay đầu xe trên đường, bạn luôn quan sát gương ở bên mình định rẽ. Mở rộng một góc cua tối thiểu bằng chiều ngang xe của mình, điều này sẽ có tác dụng:

1. Rút ngắn vòng cua của xe.
2. Đề phòng có xe khác chen lên lúc ta đang cua, Góc cua qua hẹp có thể gây ra va chạm lúc đó.
Ở các điểm giao cắt có đèn xanh, đèn đỏ cần phải đi điềm đạm. Nếu chỉ cách đèn xanh, đèn đỏ chỉ còn khoảng 4 – 5 giây đèn là xanh mà xe cách đèn 20 – 30 mét thì đừng cố đi như xe máy,hãy dừng lại trước vạch liền để chờ qua đèn đỏ, khi bạn chạm vào vạch liền dù chỉ là đèn vàng bạn cũng sẽ bị phạt. Ngoài ra phải luôn chú ý biển chỉ dẫn vuông xanh treo trên cao và các loại biển báo ở phía bên tay phải của bạn.

Để lái được thuần thực trung đường thành phố bạn cần phải nắm vững được lí thuyết cũng như luật pháp, những đường cấm xe, các biển báo. Khi vận hành xe, phải chạy chậm, giữ đúng làn đường và đừng sốt ruột khi xe taxi hay xe khác bóp còi đòi vượt.

Chưa vững tay lái mà phải “ép đường” cho xe sau vượt lên thì rất khó để trở lại làn đường cũ. Muốn vượt, cứ để họ lấn đường mà tiến. Ngược lại, bạn cũng không nên vượt xe khác, phải giữ tốc độ ổn định. Nếu bắt buộc phải vượt thì đủ điều kiện mới vượt và nên vượt bên trái. Trước khi vượt, phải nhớ bật đèn xi nhan, nhấn còi, để số hợp lý và khi vượt phải dứt khoát, vượt xong phải xin đường trở về làn. Lái xe trong điều kiện này, phải quan sát kỹ trước, sau, hai bên xe để có cảm giác lái tố.

Khi chạy trên đường nhất là đang ở đường cao tốc, không nên đánh vô lặng mạng, chuyển làn đột ngột tránh trường hợp xe khác ” thúc đít “. Đi trong nội đô nên giữ khoảng cách giữa các xe vừa đủ để không đụng xe khác cũng nhưng không để xe máy vượt qua và có sẽ có rất nhiều xe khác chen vào theo, lúc đó bạn xẽ bị ” đông cứng “.Trong những trường hợp này, nhớ giữ chân côn, không tăng ga, sang số 2 hoặc số 1.

xe khong mo nhac qua to
Lưu ý nhỏ nữa nếu bạn muốn nghe nhạc khi đi xe không nên mở nhạc quá to, nên để ở mức vừa phải để không bị phân tâm để xử lý các tình huống bất ngờ. Cũng không nên vừa đi vừa nghe điện thoại, nếu cần thiết lắm thì có thể sử dụng chế độ rảnh tay hoặc đeo tai nghe Bluetooth. Cần chú ý đọc các biển báo khi qua các ngã tư, ngã ba.
Và một điều rất quan trọng nữa là lái xe cần tâm lí thật thoải mái, vững vàng không để việc khác ảnh hưởng đến tinh thần bạn vì một chút lơ đãng rất có thể xẩy ra nhưng tai nạn đáng tiếc.

Nếu bạn có lái xe ở Hà Nội thì luôn nhớ 1 câu răng ” Hà Nội không vội được đâu”

Đánh giá bài viết
tap yoga vnxs