Luật sư TRẦN THU NAM có thể là đại diện bảo vệ quyền lợi cho tài xế xe khách

Mấy ngày qua thì dư luận cộng đồng mạng đang xôn xao về vụ tai nạn giữa xe khách và xe PCCC trên cao tốc Pháp Vân.

Vụ tai nạn xẩy  ra vào 16h30 ngày 18/3, một xe cứu hỏa của Phòng Cảnh sát PCCC số 12, trong khi đang đi làm nhiệm vụ cấp cứu 1 vụ tai nạn trên tuyến cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, đi ngược chiều theo hướng Hà Nội – Ninh Bình đến Km 192 đâm trực diện với 1 xe khách 45 chỗ.

Có rất nhiều ý kiến trái chiều về vụ tai nạn này thông qua cộng đồng mạng thì rất nhiều người ủng hộ cách xử lý của bác tài xế. Nhưng theo một số chuyên gia vật lý phân tích, thời điểm xảy ra tai nạn anh Mạnh đang chạy với vận tốc 87km/giờ, tương đương khoảng 22m/giây. Trong đoạn băng ghi hình cho thấy, chiếc xe cứu hỏa bắt đầu nhập đường cao tốc đến khi xảy ra tai nạn khoảng 7 giây. Như vậy, lúc đó xe khách đang cách xe cứu hỏa khoảng 150m.

hien truong vu an

Trong khi Thông tư năm 2015 của Bộ GTVT, với đoạn đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ khoảng cách tối thiểu giữa các xe là 100m để đủ khả năng xử lý khi có chướng ngại vật. Như vậy, với khoảng cách 150m, tại sao tài xế xe khách lại không kịp né tránh?

Còn theo một số luật sư: Luật sư Đặng Thành Chung (đoàn luật sư thành phố Hà Nội), xe cứu hỏa được phép đi ngược chiều khi làm nhiệm vụ, kể cả đường cao tốc. Luật giao thông đường bộ 2008 quy định, xe cứu hỏa được quyền đi vào làn đường ngược chiều khi làm nhiệm vụ, phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định.

Điều 12 Luật này cho biết ngoài quyền được đi vào đường ngược chiều, xe còn được phép đi vào các đường khác có thể đi được, kể cả khi tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.

Với các phương tiện trên đường, khi có tín hiệu của xe ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.

Luật sư Chung cho biết thêm, mặt khác Nghị định 46/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt cũng quy định: Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định. Như vậy, xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ được phép đi ngược chiều trên đường cao tốc.

Còn theo luật sự Trần Thu Nam thì

luat su tran thu nam

“XE CỨU HOẢ ĐÃ SAI” Vụ tai nạn giữa xe cứu hoả với xe khách, tôi cho rằng xe cứu hoả sai 100%.Về mặt thực tiễn, nếu xe khách họ phát hiện ra sự nguy hiểm thì đương nhiên sẽ phải xử lý tình huống. Về quy định pháp luật, xe cứu hoả chạy ngược chiều vào đường cao tốc khi chưa có sự hỗ trợ của CSGT để đảm bảo an toàn là sai luật. Không phải cứ xe ưu tiên mà bất chấp tính mạng, tài sản của người khác, ưu tiên cũng phải nằm trong ngưỡng cho phép.

Và ngày hôm nay 23/3/2018 thì anh Đỗ Mạnh Hùng đã gửi văn bản đề nghị tôi bảo vệ miễn phí đến luật sư Trần Thu Nam

Untitled 2

Bài viết đăng trên page của luật sư TRẦN THU NAM đã thu được rất nhiều ý kiến ủng hộ bác tài xế ( 2900 like, 500 share và 1200 bình luật chỉ sau 1 tiếng đồng hồ. Liệu vụ việc tài xế xe khách đâm xe PCCC sẽ tiếp tục diễn biến như thế nào? Liệu bác tài xế có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không? Câu hỏi đang được rất nhiều các bác tài và bạn đọc quan tâm. Hy vọng mọi việc sẽ tốt đẹp với bác tài xế xe khách.

Đánh giá bài viết
tap yoga vnxs