Sau bao nhiêu năm, người ta cũng đã tìm ra cách trừng trị ‘mấy thanh niên thích bật đèn pha’

“Thông minh quá”, “Thật tuyệt!”… là những cụm từ cảm thán dành cho bác chủ xe với sáng kiến “chống đèn pha” cực kì độc đáo này của mình.

Đèn pha được sử dụng khi nào?

Trên đường cao tốc, nếu là đường có dải phân cách cao quá tầm đèn của ô tô, hãy sử dụng đèn pha để tầm quan sát được tốt hơn. Dải phân cách đã ngăn luồng ánh sáng giữa 2 chiều xe, nên bạn sẽ không gặp vấn đề gì với đèn pha.

su dung den

Ở những đường cao tốc có dải phân cách thấp, hoặc chỉ có vạch liền hay vạch đứt, hãy sử dụng đèn cos để di chuyển, tránh gây lóa cho những xe đi ngược chiều. Nếu đường thoáng, hãy bật sang đèn pha để quan sát, nhưng khi thấy đèn của xe đi ngược chiều, hãy chuyển về chế độ đèn cos ngay.

Trong thành phố, với khoảng cách các xe khá gần, nên sử dụng đèn cos để quan sát, di chuyển với tốc độ vừa phải và an toàn.

Sử dụng đèn pha/cos thay còi

Văn hóa sử dụng còi của người Việt đã có từ rất lâu và gây khó chịu cho tất cả mọi người khi tham gia giao thông. Vẫn biết với hiện trạng giao thông nước ta hiện nay, nếu không sử dụng còi thì nhiều khi khó có thể xin vượt dễ dàng. Tuy nhiên, việc hạn chế sử dụng còi và thay vào đó là sử dụng đèn để thông báo, xin vượt sẽ là xu hướng tất yếu của giao thông trong tương lai.

Khi di chuyển vào ban ngày, để xin vượt hay báo hiệu với xe ngược chiều để tránh va chạm, thay vì bấm còi, bạn hãy sử dụng đèn pha như một cách ra tín hiệu. Ánh sáng từ đèn pha sẽ phản chiếu vào gương chiếu hậu, khiến người đi trước biết để nhường đường.

Untitled 2

Trên ô tô và một số loại xe máy, nhà sản xuất đã thiết kế riêng nút nháy đèn pha, tạo điều kiện thuận lợi để bạn sử dụng trên đường. Nút nháy đèn pha thường được đặt ở vị trí dễ thực hiện, như ở cần gạt bên trái trên ô tô hoặc ở tay lái bên trái của xe máy (vị trí ngón trỏ dễ dàng với tới). Trong trường hợp xe máy của bạn không có nút nháy đèn pha, hãy chuyển sang chế độ đèn pha và sử dụng nút bật/tắt đèn ở tay lái bên phải.

Khi di chuyển vào trời tối, bạn cũng có thể sử dụng nút nháy đèn pha song song với việc bật sẵn đèn cos phục vụ chiếu sáng. Nếu xe máy của bạn không có nút nháy đèn pha, hãy bật trước đèn cốt rồi sử dụng nút chuyển chế độ đèn cos/pha ở tay lái bên trái.

Việc sử dụng đèn chiếu sáng đúng cách sẽ tạo nên văn hóa tham gia giao thông, tạo sự an toàn cho chính bạn và người khác

Dưới đây là hình ảnh được Facebooker Anh Khanh chia sẻ trong một hội nhóm ô tô, xe cộ lớn, chiếc xe màu trắng với BKS 51B…cùng tấm gương gắn sau đuôi xe đã thực sự khiến người xem bất ngờ. “Phản dame mấy anh thích đèn pha” – dòng chú thích cũng chính là những gì mà tấm gương đằng sau đuôi xe của bác tài xế trên phản ánh.Bẻ gãy mọi trường hợp cố tình dùng đèn pha khi tham gia giao thông, gây loá mắt các phương tiện còn lại.

binh luan

Đoạn clip sau đây sẽ cho thấy vì sao “đèn pha” lại bị ghét cay ghét đắng khi tham gia giao thông đến thế. Đây cũng là nỗi bức xúc chung của cánh tài xế mỗi khi gặp phải tài xe “quên lắp não” khi điều khiển phương tiện.

Ngay sau đó, cư dân mạng đã có những bình luận ngay bên dưới bài đăng được chia sẻ. Theo họ, đây là một ý kiến hay nhất là trong bối cảnh quá thấu hiểu cảm giác bị rọi đèn pha khó chịu đến ngần nào. Đây cũng chính là câu chuyện ý thức mà bất kì ai khi tham gia cũng đều phải học qua.

 

Đánh giá bài viết
tap yoga vnxs